Ôn tập Ngữ văn 11: Tràng giang

ÔN TẬP NGỮ VĂN LỚP 11

 Bài 2:  TRÀNG GIANG (Huy Cận)

 I. Tìm hiểu chung:

1. Tác giả: (1919-2005)

– Cù Huy Cận- tỉnh Hà Tĩnh

Sự nghiệp:

+ Trước CM: Là nhà thơ lãng mạn nổi tiếng.

+ Sau CM: Tác phẩm sự hoà điệu giữa con người và xã hội.

+ Tác phẩm chính (SGK)

-> Thơ hàm súc, giàu chất suy tưởng, triết lí.

à Huy Cận là nhà thơ lớn, một đại biểu xuất sắc của phong trào Thơ Mới với hồn thơ ảo não.

2. Tác phẩm:

Xuất xứ: Rút trong tập Lửa thiêng (tập thơ đầu tay, sáng tác khoảng 1937 – 1940).

– Hoàn cảnh sáng tác: Vào mùa thu năm 1939 khi đứng trước sông Hồng mênh mông sóng nước. Huy Cận đã sáng tác bài thơ này.

Nhan đề và câu thơ đề từ:

+ Tràng giang (từ Hán Việt): mênh mông, dài rộng -> trừu tượng, cổ xưa.(Trường giang: sông dài)

Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài: âm điệu chính của bài thơ: nỗi buồn nhớ mênh mông xa vắng trước một dòng tràng giang.

II. Đọc hiểu văn bản:

1. Khổ 1:

-Tâm trạng:buồn điệp điệpà từ láy gợi nỗi buồn thương da diết,miên man không dứt

-3 câu đầu: sóng gợn,thuyền, nước song song àmang đậm màu sắc cổ điển, vẽ lên hình ảnh con thuyền nhỏ nhoi lênh đênh, trôi dạt trên dòng sông rộng lớn, mênh mông gợi cảm giác buồn, cô đơn, xa vắng, chia lìa.

–  Củi 1 cành khô >< lạc trên mấy dòng nướcà mang nét hiện đại với hình ảnh rất đời thường: Cành củi khô trôi nổi gợi lên cảm nhận về thân phận của những kiếp người nhỏ bé, bơ vơ giữa dòng đời.

à Cảnh sông nước mênh mông, bất tận – buồn miên man không dứt. Cảnh và tình cùng song song cùng biểu hiện.

 2. Khổ 2:

Bức tranh tràng giang được hoàn chỉnh thêm với những chi tiết mới: cồn nhỏ, gió điều hiu, cây cối lơ thơ, chợ chiều đã vãn, làng xa, trời sâu chót vót, bến cô liêu...Cảnh càng chìm sâu vào tĩnh lặng, cô đơn, hiu quạnh.

Lơ thơ, đìu hiu (từ láy): sự thưa thớt, hoang vắng, quạnh quẽ.

 –  Đâu tiếng   …

-> mơ hồ, xa vắng.

Nắng xuống>< trời lên ->sâu chót vót      

Sông dài>< trời rộng ->bến cô liêu 

(Tương phản, từ ngữ giàu tính tạo hình) -> mở ra  chiều cao, bề rộng và độ sâu thẳm.

=> Trước không gian ba chiều con người trở nên nhỏ bé, rợn ngợp – Nỗi buồn như thấm cả vào cái bao la vĩnh lặng của vũ trụ.

 3. Khổ 3: tiếp rục hoàn thiện với bức tranh Tràng giang.

Bèo dạt: sự trôi nổi bập bềnh, chia lìa.

Không chuyến đò – không cầu  (điệp từ) : phủ định tuyệt đối sự có mặt của cuộc sống con người.

Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng: Trơ trọi, cô đơn, vắng lặng.

-> Niềm khao khát của một tâm hồn yêu đời, thiết tha với cuộc sống.

-> Cảnh có thêm màu sắc nhưng càng buốn hơn, chia lìa hơn.

 4. Khổ 4:

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc: Cảnh hùng vĩ, tráng lệ.

Hình ảnh ước lệ,cổ điển: Mây trắng , cánh chim chiều…”vẽ lên bức tranh chiều tà đẹp hùng vĩ, êm ả,thơ mộng

Tâm trạng:Không khói….” âm hưởng Đường thi nhưng t/c thể hiện mới.Nỗi buồn trong thơ xưa là do thiên nhiên tạo ra,còn ở HC không cần nhờ đến thiên nhiên,tạo vật mà nó tìm ẩn và bộc phát tự nhiên vì thế mà nó sâu sắc và da diết vô cùng

III. Tiểu kết:

* Ghi nhớ (SGK)

1.Nghệ thuật:

Sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố cổ điển và hiện đại.

– Nghệ thuật đối, bút pháp tả cảnh giàu tính tạo hình, hệ thống từ láy giàu giá trị biểu cảm.

2. Ý nghĩa văn bản:

Vẻ đẹp bức tranh thiện nhiên, nỗi sầu của cái tôi cô đơn trước vũ trụ rộng lớn, niềm khát khao hòa nhập với đời và lòng yêu quê hương đất nước tha thiết.

Bài tập 1:   Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi :

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều

Nắng xuống, trời lên sâu chót vót

Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.

          ( Trích Tràng giang, Huy Cận, Tr 29, SGK Ngữ văn 11,Tập II, NXBGD 2007)

1/ Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên?

2/ Nêu hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng từ láy Lơ thơ, đìu hiu ?

3/ Tại sao nhà thơ không dùng từ cao chót vót mà lại dùng sâu chót vót ?

4/ Qua đoạn thơ, nhân vật trữ tình bộc lộ tâm trạng gì ?

Bài tập 2: Cảm nhận của anh chị về đoạn thơ sau:

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
… …
Củi một cành khô lạc mấy dòng”

*Học sinh làm riêng trong một quyển vở, khi đi học lại giao viên sẽ kiểm tra.

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0913454455