HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI BÀI TẬP – NỘI DUNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 10, HỌC KÌ II

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI BÀI TẬP – NỘI DUNG ÔN TẬP

NGỮ VĂN 10, HỌC KÌ II

Các bài tập 1 và bài tập 3, giúp các em học sinh ôn tập, liên hệ kiến thức Phương pháp thuyết minh đã học. Sau đây là đáp án:

  1. Bài 1:

a/A

b/C

  1. Bài 3:

a/D

b/D

  1. Bài 2: Không thể dùng câu văn được nêu để mở đoạn cho bài văn thuyết minh về danh nhân Nguyễn Trãi. Vì:
  • Câu này không thể mở đầu cho đoạn văn thứ nhất của thân bài, hoặc cho đoạn văn đầu tiên trong phần giới thiệu các tác phẩm của Ức Trai. Bởi xét về phương diện nào, dù là giá trị tác phẩm, thời gian sáng tác hay khả năng gây ấn tượng… thì một bài giới thiệu về danh nhân Nguyễn Trãi hoặc phần viết về sự nghiệp trước tác của ông, cũng đều chưa thể bắt đầu bằng Dư địa chí.
  • Câu văn này cũng không thể mở đầu cho các đoạn văn còn lại của thân bài. Bởi như thế, từ “trước hết” trong câu sẽ trở nên lạc lõng, không chính xác.

Ở bài tập 4 và 5 các em có thể chọn viết một đoạn văn bất kì trong bố cục hoàn chỉnh của một bài văn thuyết minh cần đạt. Nhưng chủ yếu tự luyện tập và tập trung vào phần thân bài.

  1. Bài 4: Các em có thể chọn thuyết minh về một lễ hội bất kì trên khắp cả nước như: lễ hội đền Hùng (giỗ tổ Hùng Vương), lễ hội chùa Hương, lễ đền Trần (Nam Định), chợ Viền… Tại Khánh Hòa có lễ hội Thiên Y A Na, lễ hội Tháp Bà, lễ cầu ngư,…
  2. Bài 5: Tập trung vào các biện pháp phòng tránh cấp thiết sau:

– Hạn chế tối đa ra ngoài, chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết.

– Nếu buộc phải ra ngoài luôn luôn đeo khẩu trang, hãy giữ khoảng cách tiếp xúc, tốt nhất là 2m.

– Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

– Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, lau rửa thường xuyên, để thông thoáng, sinh hoạt lành mạnh.

– Thực hiện khai báo y tế, cập nhật tình hình sức khỏe hàng ngày, giữ liên hệ thường xuyên với cán bộ y tế, cơ sở y tế.

Tóm lại, mỗi người dân cần nhớ và làm theo quy trình: (Các từ khóa)

Thứ nhất: Hạn chế ra ngoài.

Thứ hai: Khoảng cách, khẩu trang.

Thứ ba: Rửa tay thường xuyên.

Thứ tư: Vệ sinh nhà cửa.

Thứ năm: Khai báo y tế.

*Các em học sinh chú ý dung lượng để có cách triển khai cho phù hợp.

 

NHỮNG YÊU CẦU VỀ SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT

A – Lý thuyết

I – Sử dụng đúng theo các chuẩn mực của tiếng Việt

  1. Về ngữ âm và chữ viết

Cần phát âm theo âm thanh chuẩn của tiếng Việt, cần viết đúng theo các quy tắc hiện hành về chính tả và chữ viết nói chung.

  1. Về từ ngữ

Cần dùng từ ngữ đúng với hình thức và cấu tạo, với ý nghĩa, với đặc điểm ngữ pháp của chúng trong tiếng Việt.

  1. Về ngữ pháp

– Cần cấu tạo câu theo đúng quy tắc ngữ pháp, diễn đạt đúng các quan hệ ý nghĩa và sử dụng dấu câu thích hợp.

– Các câu trong đoạn văn và văn bản cần được liên kết chặt chẽ tạo nên một văn bản mạch lạc, thống nhất.

  1. Về phong cách ngôn ngữ

Cần nói và viết phù hợp với các đặc trưng và chuẩn mực trong từng phong cách chức năng ngôn ngữ.

II – Sử dụng hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao

Khi nói và khi viết, chẳng những cần sử dụng tiếng Việt đúng theo các chuẩn mực của nó, mà cần sử dụng một cách sáng tạo, có sự chuyển đổi  linh hoạt theo các phương thức và quy tắc chung, theo các phép tu từ để cho lời nói, câu văn có tính nghệ thuật và đạt hiệu quả giao tiếp cao.

B – Bài tập

Ngoài việc thực hiện các bài tập SGK. Các em học sinh thực hiện các bài tập sau đây:

  1. Trong câu văn sau đây, những từ ngữ nào thừa, lặp ý không cần thiết? Hãy chữa lại cho đúng.

Diện mạo của một nền văn học Việt Nam giàu tính truyền thống và hiện đại là một chân dung đang hình thành.

  1. Đọc và chỉ ra những câu văn đúng:

a/Bằng hình tượng Từ Hải đã nói lên phong trào nông dân khởi nghĩa.

b/Ở châu Úc, diện tích trồng ngô giảm một nửa, nhưng năng suất lại tăng gấp đôi, nhờ thế mà giữ nguyên được tổng sản lượng.

c/Với anh một con người luôn hi sinh hạnh phúc của mình cho những người khác.

d/Bà lão nhai trầu bằng hai hàm răng.

  1. Lựa chọn những cách đánh giá thích hợp (tùy thuộc vào ngữ cảnh sử dụng) đối với câu văn sau đây:

Với nghệ thuật so sánh của tác giả đã làm nổi bật sự hi sinh to lớn của những người mẹ Việt Nam.

a/Thừa từ với.

b/Câu đúng.

c/Thừa từ của thứ nhất, cần có quãng ngắt (dấu phẩy) ở chỗ đó.

d/Thiếu chủ ngữ ở sau từ tác giả. Cần đánh dấu phẩy và thêm chủ ngữ ở chỗ đó (chẳng hạn: tác phẩm)

  1. Đoạn văn sau đây cần những dấu câu gì và cần đặt chúng ở những vị trí nào để đạt được tính mạch lạc, sáng rõ ?

Nguyễn Du là người đầu tiên trong lịch sử văn học cổ điển Việt Nam đã phác ra một bức tranh xã hội toàn diện đã lấy những đau khổ của con người đương thời để đặt thành những vấn đề xã hội chung thành vấn đề của con người trong xã hội có áp bức bóc lột đã đưa nghệ thuật văn học đặc biệt là nghệ thuật thơ ca Việt Nam đến một đỉnh cao vời vợi trước đó chưa từng thấy

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0913454455