Kế hoạch thi đua năm học 2019-2020

SỞ GD&ĐT KHÁNH HÒA                                                                       CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

     TRƯỜNG THPT                                                                                          Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NGUYỄN THIỆN THUẬT                

__

Số:……….  /KH-NTT                                                                                                       Nha Trang, ngày 12 tháng 9 năm 2019

KẾ HOẠCH

Công tác thi đua năm học 2019 – 2020

 

Căn cứ kế hoạch số 1924/SGDĐT – VP ngày 09 tháng 9 năm 2019 của Sở GD&ĐT tỉnh Khánh Hòa về việc hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng năm học 2019 – 2020;

Thực hiện nhiệm vụ năm học 2019 – 2020 của trường THPT Nguyễn Thiện Thuật;

Trường THPT Nguyễn Thiện Thuậtxây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng  năm học 2019 – 2020 như sau:

      I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

  1. Mục đích

Công tác thi đua, khen thưởng nhằm tạo động lực động viên, khuyến khích và tôn vinh  tập thể, cá nhân phát huy truyền thống yêu nước, năng động, lao động sáng tạo, hăng hái thi đua “Dạy tốt – Học tốt”, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển sự nghiệp giáo dục của địa phương, nhà trường.

Tăng cường sự chỉ đạo của các cấp ủy đảng và đảng bộ nhà trường trong việc xây dựng kỷ cương, nề nếp dạy-học. Xây dựng phát triển môi trường sư phạm hoàn thiện và toàn diện.

Nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cán bộ, giáo viên, học sinh, phát huy tính tích cực, chủ động của cán bộ, giáo viên trong việc nâng cao chất lượng các phong trào thi đua trong nhà trường, thực hiện tốt các cuộc vận động và các phong trào thi đua trong trường để phong trào thi đua trở thành động lực mạnh mẽ động viên, cổ vũ cán bộ, giáo viên, nhân viên ra sức phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học 2019 – 2020 của nhà trường.

  1. Yêu cầu

Làm tốt công tác tuyên truyền, học tập các Chỉ thị, Nghị quyết, các quy định về Thi đua, Khen thưởng trong toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.

Tổ chức, thực hiện công tác thi đua, khen thưởng phải đảm bảo tính nghiêm túc, dân chủ,  khách quan, chính xác, khen thưởng đúng đối tượng, phát huy tối đa tác dụng của các nhân tố điển hình.

Thiết thực, hiệu quả, không ép buộc, áp đặt.

      II. NGUYÊN TẮC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG:

  1. Nguyên tắc thi đua:

– Tự nguyện, tự giác, công khai.

– Đảm bảo tinh thần đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển.

– Việc xét tặng các danh hiệu thi đua phải căn cứ vào kết quả của phong trào thi đua; các cá nhân, tập thể phải có đăng ký thi đua, xác định mục tiêu thi đua, chỉ tiêu thi đua; trường hợp không đăng ký thi đua sẽ không được xem xét, công nhận các danh hiệu trong các phong trào thi đua thường xuyên.

  1. Nguyên tắc khen thưởng:

– Phải đảm bảo chính xác, công khai, công bằng, dân chủ và kịp thời trên cơ sở đánh giá đúng hiệu quả công tác của các tập thể và cá nhân; coi trọng chất lượng theo tiêu chuẩn, không gò ép để đạt số lượng.

– Khen thưởng công lao cống hiến không nhất thiết phải theo trình tự từ mức khen thấp đến mức khen cao. Thành tích đến đâu thì khen đến đó.

– Khen thưởng thành tích hàng năm nhất thiết phải từ mức khen thấp đến mức khen cao; mỗi hình thức khen thưởng được tặng thưởng nhiều lần cho 1 đối tượng nhưng khen thưởng lần sau phải có thành tích cao hơn lần trước. Khen thưởng toàn diện thì không khen từng mặt trong năm; cùng 1 thành tích không đề nghị khen thưởng ở nhiều cấp.

     III. NỘI DUNG

     1. Công tác tuyên truyền, quán triệt, học tập các văn bản chỉ đạo

– Triển khai đầy đủ các văn bản quy định về thi đua, khen thưởng trong Hội nghị cán bộ công chức, viên chức đầu năm học 2019 – 2020.

– Hướng dẫn CB, CC, VC, NLĐ trong nhà trường  nghiên cứu kỹ các tiêu chuẩn của các danh hiệu thi đua đối với tập thể và cá nhân, cá nhân viết đăng ký thi đua cá nhân, ký kết giao ước thi đua, đăng ký các danh hiệu phấn đấu trong năm học từ tổ đến trường.

– Kiện toàn Hội đồng thi đua khen thưởng cấp trường theo quy định.

Thời gian thực hiện: Căn cứ vào nhiệm vu năm học, trong năm học 2019 -2020 phát động 3 đợt thi đua lớn:

* Đợt 1: Từ 21/8/2019 đến 20/11/2019.  Nội dung: kỷ niệm ngày 15/10; 20/10; 20/11.

* Đợt 2: Từ 01/12/2019 đến 30/3/2020 Nội dung: Chào mừng kỷ niệm ngày 22/12; 26/3.

* Đợt 3: Từ 01/4/2020 đến 25/5/2020. Nội dung: Chảo mừng kỷ niệm 30/4; 15/5; 19/5.

      2. Nội dung thi đua:

      2.1. Công tác tư tưởng, chính trị:

– Tổ chức triển khai và thực hiện các nội dung Chương trình hành động của huyện ủy và Kế hoạch của ủy ban nhân dân huyện, thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 8, Khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

– Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Chỉ Thị 05 của Bộ chính trị vê “Học tập và làm theo tư tưởng,phong cách, đạo đức Hồ Chí Minh” kết hợp với cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” nhằm thực hiện tốt các quy định về đạo đức nhà giáo, kiên quyết chấn chỉnh các vi phạm về đạo đức nhà giáo; kịp thời khen thưởng, phổ biến, nhân rộng các tấm gương điển hình “Sáng về đạo đức, sâu về chuyên môn, sắc về nghiệp vụ” trong đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và học sinh.

– Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục kĩ năng thích ứng cuộc sống, giáo dục thể chất, thẩm mỹ, nghệ thuật, chăm sóc sức khoẻ cho học sinh; tăng cường công tác quản lý, phối hợp đảm bảo an ninh, trật tự trường học, phòng chống tội phạm, bạo lực, tệ nạn xã hội trong học sinh.

– Thực hiện tốt Chỉ thị số 1537/CT-BGDĐT ngày 05/5/2014 của Bộ GD&ĐT về tăng cường và nâng cao hiệu quả một số hoạt động giáo dục cho học sinh với 8 nội dung cụ thể:

+ Toàn thể CB, GV, NV, HS hát quốc ca tại lễ chào cờ.

+ Thực hiện có hiệu quả các nội dung phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

+ Xây dựng quy tắc ứng xử có văn hóa trong nhà trường.

+ Tất cả các phòng học đều treo ảnh Bác Hồ và khẩu hiệu ở vị trí trang trọng và giáo dục học sinh học tập, làm theo Bác.

+ Đổi mới và tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền phổ biến pháp luật.

+ Trang bị cho học sinh kỹ năng sống thông qua các hoạt động ngoại khóa,…

+Thực hiện nghiêm túc phong trào vượt khó để thi đua dạy tốt, học tốt, phát huy tính gương mẫu, tiên phong của cán bộ, nhà giáo. Nêu cao tinh thần trách nhiệm, tình thương yêu của nhà giáo đối với học sinh.

– Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Quy chế dân chủ cơ sở theo Nghị định 04/NĐ-CP, ngày 09/01/2015 của Chính phủ, phát huy vai trò, trách nhiệm của người lãnh đạo quản lý nhà trường.

      2.2. Công tác chuyên môn:

      * Thực hiện nâng cao chất lượng dạy và học.

– Thực hiện nghiêm túc chương trình giáo dục phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Việc dạy-học hướng tới mục tiêu hình thành kiến thức, kỹ năng; phát triển một số năng lực và phẩm chất cho học sinh.

– Chú trọng công tác đào tạo và bồi dưỡng học sinh năng khiếu, phụ đạo học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng, không để tình trạng HS ngồi nhầm lớp; đẩy mạnh việc hướng dẫn học sinh vận dụng lý thuyết vào thực tế; chú trọng hoạt động giáo dục trải nghiệm, phát huy năng lực sáng tạo và kỹ năng thích ứng với cuộc sống thực tiễn cho học sinh.

– Thực hiện nghiêm túc việc đánh giá học sinh theo Thông tư số 58 của Bộ Giáo dục.

– Triển khai các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, giáo dục theo hướng phát huy tính chủ động, tích cực, tự học, phát triển năng lực của học sinh.

– Tổ chức hiệu quả việc sinh hoạt chuyên môn; tăng cường sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường giúp nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, tay nghề cho CBQL và GV. Động viên giáo viên tham gia sinh hoạt chuyên môn qua mạng thông tin trực tuyến, “Trường học kết nối”.

       * Nâng cao chất lượng các cuộc thi, giao lưu của giáo viên, học sinh trong năm học, làm tốt công tác tự bồi dưỡng qua các cuộc thi.

–  Phát động phong trào thi đua trong toàn trường theo kế hoạch tổ chức và phát động các hội thi của trường và của Ngành.

       – Nội dung thi đua:

+ Tổ chức và tham gia phong trào thi đua về chuyên môn: Hội thi Giáo viên; Tìm hiểu kiến thức về ATGT; Viết sáng kiến kinh nghiệm,…

+ Tham gia phong trào thi đua đoàn thể: văn nghệ, thể dục thể thao,…

+ Tham gia các hội thi tìm hiểu về pháp luật, về môi trường , ……

– Khen thưởng kịp thời các cá nhân (giáo viên, học sinh) có thành tích trong các đợt thi đua.

      2.3. Công tác quản lý

– Đánh giá việc đua học tập, tự bồi dưỡng  nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị của bản thân mỗi CB, GV, NV.

– Thi đua phấn đấu: đảm bảo công tác tuyên truyền, tạo được sự đồng thuận tự nguyện, công khai, minh bạch, đúng mục đích trong nhà trường.

– Thi đua thực hiện công tác phối hợp và phát huy sức mạnh tổng hợp của việc gắn kết gia đình, với phụ huynh học sinh; thực hiện tốt các chế độ chính sách xã hội trong giáo dục, đáp ứng yêu cầu và quyền lợi học tập của HS. tạo được sự đồng thuận ủng hộ, chăm lo của PHHS.

– Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về các chủ trương, giải pháp thực hiện đổi mới toàn diện của ngành theo hướng chủ động, tích cực để đưa thông tin nhanh chóng, chính xác, kịp thời đến các ban ngành đoàn thể địa phương, CB, GV, NV nhà trường, học sinh và PHHS.

      IV. QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ THI ĐUA

Thực hiện theo 4 bước sau:

1. Cá nhân CB, GV, NV tự đánh giá.

2.Tổ đánh giá.

3. Hội đồng thi đua nhà trường đánh giá.

4. Công bố kết quả thi đua trong Hội đông sư phạm nhà trường.

      V. TRÁCH NHIỆM THEO DÕI THI ĐUA

      1. Lãnh đạo nhà trường: Phụ trách chung. Nhận xét chính về thực hiện công tác chủ nhiệm, Chuyên môn, Kết quả giảng dạy, tự học tự rèn luyện.

      2. Tổ công đoàn – BCH công đoàn, Hội đồng thi đua khen thưởng: Phụ trách ngày giờ công, phong trào, tác phong; Theo dõi công tác tự học tự rèn luyện.

      3.Tổ chuyên môn: Theo dõi thực hiện ở tất cả các tiêu chuẩn đánh giá thi đua trong tổ chuyên môn.

      4. Chi đoàn, Đoàn, Hội: Phụ trách theo dõi chính các mảng hoạt động phong trào về Đoàn, Hội, chuyên môn trong nhà trường; nề nếp – quản lý lớp; Thi đua của học sinh.

      VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

      Bước 1: Xây dựng kế hoạch, tổ chức phát động, triển khai tiêu chuẩn và các danh hiệu thi đua.

– Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch tổ chức các phong trào thi đua trong đơn vị cụ thể, chi tiết theo các đợt, các chủ điểm lớn trong năm, các hoạt động phong trào, hoạt động ngoại khóa phù hợp và sát với tình hình thực tế của đơn vị.

– Triển khai đầy đủ tiêu chuẩn của các danh hiệu thi đua, thang điểm thi đua và hình thức khen thưởng, công khai qui trình xét chọn các danh hiệu thi đua.

      Bước 2: Đăng ký danh hiệu thi đua và đề tài sáng kiến kinh nghiệm.

a. Đăng ký thi đua:

Tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên đăng ký thi đua trong năm học 2019 – 2020 tại từng tổ, bộ phận, đoàn thể (Đoàn viên, Công đoàn viên) và tổng hợp danh sách đăng ký danh hiệu thi đua của toàn trường và gửi về Hội đồng thi đua – khen thưởng của Ngành.

b. Sáng kiến kinh nghiệm:

– Cá nhân đăng ký đề tài SKKN nộp về nhà trường trước ngày 25/9/2019.

– Trường tổ chức chấm SKKN tổ chức chấm và xét duyệt SKKN:  trước ngày 30/4/2020.

      Bước 3: Tổ chức xét thi đua cuối năm học.

Tổ chức xét thi đua, bình chọn danh hiệu thi đua (tập thể, cá nhân) cuối năm học 2019 – 2020. Tổng hợp hồ sơ thi đua của đơn vị, nộp về Hội đồng thi đua theo đúng thời gian quy định.

 

Trên đây là Kế hoạch thi đua của  nhà trường trong năm học 2019 – 2020, đề nghị CB GV -NV, học sinh nhà  trường nghiêm túc thực hiện để  phong trào thi đua  đạt hiệu quả cao, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học./.

 

          

Nơi nhận:                                                                          KT.HIỆU  TRƯỞNG

– Sở GDĐT (b/c);                                                               PHÓ HIỆU  TRƯỞNG

– Hội đồng TĐ, KT trường;

– Niêm yết P. HĐ;                                                                Lê Hông Quang

– Đăng website;

– Lưu: VT.

 

 

 

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0913454455